Hiển thị các bài đăng có nhãn cho-meo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cho-meo. Hiển thị tất cả bài đăng

Tại sao con chó của tôi lại bị rụng lông? tôi cần phải làm gì?

Gần đây https://nuoibosatcanh.blogspot.com/ có nhận được một câu hỏi từ bạn đọc giả đang nuôi chó có đặt câu hỏi rằng gần đây bạn phát hiện thấy chú chó của bạn có những dấu hiệu rụng lông nhiều, bất thường nhưng bạn lại không có kiến thức về thú y để chuẩn đoán được nguyên nhân khiến chó bị rụng lông và không biết phải làm gì để giúp chú chó của mình thoát khỏi tình trạng rụng lông này.

Chúng tôi có tham khảo trên web http://thuyvietnam.com và tìm ra được một số câu trả lời phù hợp với vấn đề mà chú chó của bạn đang gặp phải được giải đáp như sau:

Những nguyên nhân khiến chú chó của bạn bị rụng lông chính thường là:

- Rụng bình thường (theo mùa hoặc quanh năm)
- Chó bị bỏ đói thiếu chất dinh dưỡng và dẫn tới rụng lông
- Ký sinh trùng (như bọ chét, mange, giun đũa, nấm men và các loại khác)
- Dị ứng (Có thể là thuốc hít, thực phẩm hoặc thậm chí là dị ứng tiếp xúc)
- Nhiễm trùng (viêm nang lông, viêm mô tế bào)
- Các vấn đề về nội tiết tố (suy giáp, thừa hoặc thiếu estrogen)
- Bệnh tự miễn (thứ phát sau loét ở da)
- Các bệnh không phổ biến khác (như acanthosis nigrans, viêm tuyến bã nhờn, viêm da phản ứng kẽm, hội chứng Doberman màu xanh, loạn sản nang tóc và các bệnh khác)

Những chú chó bị rụng lông và đi kèm với ngứa, gãi liên tục lên cơ thể thường sẽ do các nguyên nhân

- Ve chó, bọ chét: Chó bị rụng lông và ngứa có thể do ve chó, bọ chét gây ra khi chúng ký sinh lâu ngày trên cơ thể.
- Dị ứng: Chó bị dị ứng với các chất trong môi trường như khí, khói bụi, mùi, đồ vật, cỏ... sẽ khiến chúng bị ngứa, rụng lông. Những chú chó bị dị ứng có thể bị viêm da, sưng ửng đỏ, chảy nước mũi. Nếu chú chó của bạn có những dấu hiệu này có thể chúng đang bị dị ứng.
- Ghẻ: Ghẻ là một căn bệnh ngoài da do các ký sinh trùng tồn tại dưới nang lông của chó gây lên. Chó bị bệnh ghẻ sẽ bị ngứa, rụng lông, chảy nước.
- Chó bị rụng lông và ngứa do giun đũa, nấm men, nhiễm khuẩn: Chó bị nhiễm giun, nấm men sẽ có các dấu hiệu ngứa, da bong vảy, rụng lông.
Một số nguyên nhân khiến chó bị rụng lông mà không gây ngứa

Nếu chú chó của bạn đang nuôi không bị ngứa mà chỉ bị rụng lông bình thường thì nguyên nhân có thể là do:
- Chó bị suy giáp: Viêm tuyến giáp khiến chúng kiểm soát tốc độ trao đổi chất của chó. Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm tuyến giáp ở chó bạn có thể để ý đó là chó tăng cân, lông khô dễ gãy, chó bị rụng lông.
- Chó bị bệnh Cushings: Bệnh này được gây ra bởi sự dư thừa steroid trong cơ thể chó và có nhiều triệu chứng lâm sàng và những thay đổi trên da rõ ràng nhất. Da trở nên sẫm màu, chó rụng lông khắp người, chó có thể có mụn đầu đen ở bụng và trên đó là bụng to và sưng, chó khát nước.
- Các bệnh nội tiết tố khác: (thừa estrogen, thiếu estrogen, rụng lông do hormone tăng trưởng). Nếu chú chó của bạn bị khối u trong cơ thể sẽ gây ra tăng thêm estrogen và da và lông ở vùng bụng sẽ chuyển sang màu tối và sau đó lông trở lên giòn, dễ gãy, rơi ra ngoài.
- Viêm loét da: Chó bị viêm loét da sẽ bị rụng lông.

Vậy khi phát hiện thấy chó bị rụng lông bạn có thể làm gì?


Nếu như bạn không thể đưa chó đến bác sĩ thú y hoặc phòng khám thú y do một vấn đề nào đó thì bạn có thể chữa rụng lông cho chó tại nhà.

Việc đầu tiên cần làm đó làm kiểm tra cơ thể chó xem chúng có bị nhiễm ve chó, bọ chét nếu có thì tìm mua các loại thuốc trị ve chó, rận, bọ chét sử dụng để loại bỏ chúng ra cơ thể chó giúp vật nuôi không bị rụng lông. Nếu không có thì bạn nên thử một trong số các cách sau:

- Nếu bị rụng lông theo mùa chó có thể bị dị ứng đường hô hấp bạn có thể sử dụng một chút mật ong tự nhiên để cho chó uống.
- Nếu chó bị viêm đường tiêu hóa, dị ứng thực phẩm nên thay đổi chế độ ăn uống cho chó.
Còn nếu chó bị rụng lông do tiếp xúc nhiều với vật cứng, ma sát thì nên mua thêm một chiếc giường, đệm nằm cho chó.
- Nếu chó bị rụng lông quanh mũi, môi thì nên bỏ không sử dụng bát ăn bằng nhựa mà thay thế bằng bát ăn bằng sắt, thép không rỉ.
- Nên tắm cho chó thường xuyên và sau khi tắm xong nên sấy khô cho chó nếu chúng bị rụng lông và ngứa.
Trên đây là những nguyên nhân phổ biến khiến chó bị rụng lông và cách điều trị mọi thắc mắc cần giải đáp các bạn liên theo số: 0977.032.686

Những giống chó cảnh có tuổi thọ cao nhất trên thế giới

1. Chó Yorkshire


Chó Yorkies có tuổi thọ trung bình 14 đến 16 năm. Bạn đừng nghĩ rằng những giống chó to, khỏe mạnh có thể sống lâu. Trong khi giống chó nhỏ phổ biến này thường được nuông chiều và nuôi trong nhà để săn chuột, làm cảnh. Những con chó nhỏ có xu hướng sống lâu hơn nhiều so với các giống lớn hơn.

2. Chó Poodle


Poodle lông xoăn có dòng lớn và nhỏ nhưng gầu hết những hầu hết dòng chó này đều có thể sống từ 12 đến 14 năm và nếu dinh dưỡng cung cấp đầy đủ đạt tiêu chuẩn chúng có thể sống lên tới khoảng 12 đến 15.

3. Chó Malta


Loài chó này có tuổi thọ từ 12 - 14 năm và chúng đã tồn tại trên thế giới được 28 thế kỷ rồi. Thời xưa người ai cập cổ đại tôn thở và yêu thích dòng chó Malta với bộ lông trắng mượt.

4. Chó Schnauzer



Chúng chỉ cao từ 12 - 14 inch chúng là một dòng chó nhỏ mạnh mẽ, cơ bắp, tuổi thọ trung bình từ 12 - 14 năm. Đây là một giống chó sống lâu và quấn chủ nên chúng phù hợp được nuôi trong gia đình. Dòng chó này rất dễ bị viêm tủy nếu như nồng độ chất béo trong máu cao vì thế khi nuôi dòng chó này bạn nên áp dụng cho chúng một chế độ ăn uống hợp lý

5. Chó sục Boston


Chó Boston thường được sử dụng huấn luyện tham gia các buổi biểu diễn vì chúng rất thông minh. Dòng chó này có thể sống lên tới 14 năm. Chúng thu hút mọi người bởi đôi mắt to, lồi ra bên ngoài những đây cũng sẽ là điểm yếu của chúng vì khói bụi, bụi bẩn có thể bay vào mắt dễ dang hơn khiến chúng bị các bệnh về mắt.

6. Giống chó Shih Tzu


Chó Shih Tzu hầu như không được biết nhiều trên thế giới chó đến thế kỷ 20 Shih Tzu là loài chó cảnh được yêu thích của hoàng gia trong triều đại nhà Minh của Trung Quốc. Chú chó Shih Tzu khỏe mạnh nhỏ bé này có thể sống được 11 - 14 năm. Chúng không có các vấn đề về sức khỏe nào cả ngoài khả năng bị kích ứng da.

7. Chó Dachshund


Thật khó để từ chối để nuôi dòng chó Dachshund nếu như có ai đó tặng bạn một chú chó này. Chúng có một cơ thể dài, chân ngắn nhưng cũng khá nghịch ngợm chúng có thể sống từ 12 - 14 năm. Vào thời cổ đại người Đức thường dùng chó Dachshund để đi săn bắn.

8. Chó Beagle


Beagle là dòng chó có tính cách tò mò, thông minh, chúng được nuôi phục vụ trong giải trí, làm xiếc nhiều hơn. Dòng chó này sống từ 12 - 14 năm. Chúng có một khứu giác tuyệt với, chúng thích ăn.

9. Chó Labrador


Chó Labrador là giống chó phổ biến được nuôi ở Mỹ. Chúng là một giống chó có kích thước lớn, sống lâu. Tuổi thọ trung bình từ 10 - 12 năm. Chúng thích chơi đùa với mọi người và có thể trông nhà được. Dòng chó này dễ bị các vấn đề về hông, xương có thể khiến chúng bị đau đớn.

10. Chó Chihuahua



Chihuahua là giống chó nhỏ nhất trên thế giới, có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 9. Tổ tiên của dòng chó này được người dân trung mỹ yêu thích. Dòng chó này có thể sống từ 14 - 18 năm. Chúng sống khỏe mạnh và phù hợp với khu vực có thời tiết ấm áp và không phù hợp với khu vực có thời tiết lạnh.

11. Chó Pug


Với đôi mắt to, mõm phẳng thì chó Pug có khuôn mặt khá hài hước và được nhiều người Việt yêu thích. Tuổi thọ trung bình của chúng từ 12 - 15 năm. Nếu bạn đang có ý định mua chó Pug về nuôi thì nên sẵn sàng có một mối quan hệ lâu dài với chúng. Nuôi chó Pug rất dễ có thể chúng sẽ bị béo vì dòng chó này rất thích ăn uống và bạn cho chúng ăn nhiều thì chúng có thể bị béo phì.

Trọng lượng cơ thể chó tăng cao so với chuẩn kích thước có thể khiến chó bị gặp các vấn đề về sức khỏe.

Trên đây là 11 giống chó có tuổi thọ trung bình cao và được nuôi làm cảnh nhiều trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Các loại giun sán phổ biến thường gặp ở cơ thể chó mèo

Chó mèo là những loài vật nuôi quen thuộc với người dân Việt Nam và chúng cũng có thể bị giun sán giống như người vậy. Giun sán đi vào cơ thể chó mèo thông qua ăn uống là nhiều do chúng ăn phải thức ăn bên trong có chứa trứng giun hoặc lây giun từ các chú chó khác...


Sán dây đi vào trong cơ thể chó mèo qua việc chó mèo ăn bọ chét, cắn bọ chét trên cơ thể hoặc đuổi bắt các loài động vật khác như chuột.

Giun móc lây truyền qua da bằng cách tiếp xúc với ấu trùng giun móc trong môi trường có ấu trùng.

Chó mèo đang mang thai và cho con bú có thể lấy nhiễm giun sang con qua nhau thai và sữa.

Những loại giun sán được tìm thấy nhiều nhất ở chó mẹ và chó con


Chó mèo bị nhiễm giun sán thường sẽ có những dấu hiệu như tiêu chảy, sút cân, lông thay đổi và hình dáng thay đổi, nôn mửa, nôn ra giun. Các loại giun thường gặp ở chó như là:

- Giun tròn

Đây có lẽ là những con giun phổ biến nhất được nhìn thấy ở mèo. Phần lớn chó mèo con được sinh ra đều nhiễm ấu trùng giun đũa trong cơ thể được truyền từ người mẹ qua nhau thai. Ấu trùng giun đũa cũng có thể được truyền cho chó con khi bú từ sữa mẹ. Giun trưởng thành và phát triển trong đường ruộtvà có thể truyền trứng qua phân và có thể lây bệnh sang các vật nuôi khác khi tiếp xúc với phân có nhiễm giun hoặc trứng giun. Khi trứng giun nở bên trong con mèo của bạn, ấu trùng giun tròn trẻ sẽ được phóng thích bên trong và di chuyển đến phổi. Nếu chó mèo bị nhiễm giun tròn nặng có thể bị tắc nghẽn đường ruột do giun gây ra.

- Sán dây

Sán dây xuất hiện phổ biến ở chó mèo trưởng thành. Chúng truyền sang chó mèo khi chúng ăn bọ chét và đặc biệt là mèo thích săn và ăn động vật hoang dã, động vật gặm nhấm.

Sán dây có thể dài tới 15cm thường có thể nhìn thấy thông qua phân hoặc trực tràng của chó mèo bị nhiễm bệnh. Chó mèo bị nhiễm sán dây sẽ không có biểu hiện nào cụ thể do sán gây lên và triệu chứng thường gặp nhất đó là sụt cân ở vật nuôi khi nhiễm sán dây.

- Giun móc

Giun móc là loại giun hút máu trong cơ thể vật nuôi chúng thường được tìm thấy ở ruột non của chó mèo bị nhiễm bệnh. Giun móc có thể lây truyền từ trong tử cung ở chú chó bị nhiễm bệnh hoặc ấu trùng bị nhiễm phân. Giun móc cũng được truyền qua sữa khi chó mẹ cho con bú. Giun móc thường gây ra bệnh tiêu chảy và gây thiếu máu cho vật nuôi.

Cách tẩy giun cho chó hiệu quả



Lịch tẩy giun cho chó sẽ được thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi của chó và loại giun mà chó mắc phải. Một số loại thuốc tẩy giun thông dụng có tác dụng tẩy được hầu hết các loại giun sán như Drontal, Sanpet, heartgard...

Để đặt và xem chi tiết các loại thuốc tẩy giun cho chó các bạn truy cập link: http://thuyvietnam.com/top-4-thuoc-tay-giun-cho-cho-meo/

Nguyên nhân khiến chó của bạn bị thiếu canxi trong cơ thể

Chú chó của bạn được các bác sĩ thú ý chuẩn đoán là bị thiếu canxi trong cơ thể trầm trọng nhưng bạn đang thắc mắc không biết nguyên nhân nào lại khiến chó của mình bị thiếu canxi trong cơ thể trong khi bạn và gia đình đã bổ sung cho chó rất nhiều các loại thực phẩm có giàu canxi và một chế độ ăn uống lành mạnh rồi.


Bài viết này mình sẽ chia sẻ đến các bạn những nguyên nhân mà chú chó của gia định bạn có thể bị thiếu canxi.

Chó bị thiếu canxi trong cơ thể có thể do những nguyên nhân sau:

  • Bị suy thận
  • Nhiễm kiềm
  • Suy tuyến cận giáp
  • Nhiễm độc tính oxalate
  • Hạ đường huyết
  • Viêm tụy
  • Mắc bệnh còi xương
  • Nhiễm độc tính Citrate
  • Bị tiểu đường
  • Sốt sữa
  • Chó bị chấn thương
  • Bệnh viêm ruột
  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Nhiễm độc ethylene glycol
  • Mất canxi trong nước tiểu
  • Sử dụng thuốc có nhiều phốt phát
  • Hội chứng ly giải khối u, ung thư
Để điều trị chó bị thiếu canxi các bác sĩ sẽ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều trị theo từng trường hợp. Đối với những chú chó bị thiếu nhiều canxi trong cơ thể cần bổ sung gấp các bác sĩ thú y sẽ áp dụng biện pháp tiêm canxi vào tĩnh mạch trong cơ thể cho đến khi chó hồi phục trở lại bình thường thì thôi.

Còn trường hợp chó bị thiếu canxi ở mức độ nhẹ phương pháp uống thuốc và bổ sung thêm vitamin D sẽ được áp dụng.

Trong quá trình bổ sung canxi cho chó không nên để chó được bổ sung quá nhiều canxi vì nếu được bổ sung canxi nhiều quá mức đôi khi còn gây phản tác dụng làm tăng lượng canxi trong máu.

Mỗi nguyên nhân gây thiếu canxi ở chó sẽ được điều trị bằng một liệu trình khác nhau. Ví dụ với trường hợp chó bị thiếu canxi do viêm tủy thì chó cần phải được nhập viện và điều trị lâu dài.

Chó bị suy cận tuyến giáp có thể được điều trị bằng cách bổ sung thêm canxi và vitamin D thông qua thuốc hoặc thức ăn hằng ngày.

Khi điều trị chó bị thiếu canxi các bạn nên theo dõi và để ý xem chó đã phục hồi được đến đâu và bao nhiêu % và cho chó quay lại tái khám tại các phòng khám thú y để nắm rõ tình hình.

Tìm hiểu thêm các loại thức ăn cung cấp nhiều canxi cho chó thông qua bài http://thuyvietnam.com/cho-thieu-canxi-an-gi/ được các bác sĩ của Thú Y Việt Nam biên soạn

15 Vấn đề thường gặp trên da chó và cách giải quyết

Bạn phát hiện thấy chú chó đang nuôi trong nhà liên tục cắn, cào vào phần da, lông trên cơ thể và nghĩ rằng đây có thể do bọ chét, ve chó gây lên. Nhưng thực tế ve chó, bọ chét không phải là loài vật ký sinh duy nhất có thể khiến chó của bạn ngứa ngáy đâu mà có thể chú chó của bạn đang bị rối loạn da thông thường hoặc một vấn đề nào khác.



Theo như các bác sĩ Thú Y Việt Nam thì hầu hết các bệnh về da trên cơ thể chó mèo đều có thể điều trị được bằng thuốc. Dưới đây là 13 bệnh về da thường gặp ở cơ thể chó mèo mà các bác sĩ của Thú Y Việt Nam có chia sẻ với chúng tôi.

1. Viêm da

Bệnh viêm da khiến da của chó mèo bị ửng đỏ, sưng, phồng rộp, lớp da có thể bị bong vảy nếu như chó bị viêm da mà phần da trực tiếp tiếp xúc với các chất dễ gây ra dị ứng có thể gây ra tình trạng viêm da.

Có một số bệnh viêm da phổ biến ở chó mèo như:
- Viêm da môi trường: Các chất gây dị ứng ở ngoài môi trường có thể làm kích ứng da của thú cưng đặc biệt là các chú chó có làn da nhạy cảm. Các chất có thể gây dị ứng da chó như cỏ, bụi bẩn, thực phẩm, côn trùng
- Viêm da dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống kém, không đảm bảo có thể khiến chó bị mắc phải các vấn đề về da như viêm da dinh dưỡng. Hấu hết những nhà sản xuất thức ăn dành cho chó mèo đều nói thức ăn của họ có đầy đủ chất dinh dưỡng đảm bảo cho chó những thực tế không phải lúc nào cũng đúng như vậy. Chó và mèo cần bổ sung thêm vitamin, axit béo omega3 để hỗ trợ sức khỏe ngăn ngừa viêm da dinh dưỡng.

2. Ve chó

Ve chó là loài ký sinh trùng ăn máu, hút màu của người và vật nuôi. Nước bọt và vết cắn của chúng có thể kích hoạt phản ứng dị ứng dẫn đến viêm da, các điểm nóng, phát ban và bong vảy. Nhiễm bọ chét nghiêm trọng cũng có thể đe dọa tính mạng do thiếu máu và mất máu.

Bạn có thể giúp chó của mình thoát khỏi tình trạng ve chó tấn công qua việc sử dụng các loại thuốc trị ve chó chuyên dụng được bán tại Thú Y Việt Nam.

3. Giun đũa

Bệnh nấm và viêm da ở chó mèo thường là do những vấn đề bị ảnh hưởng từ dạ dày. Giun đũa là một trong số những nguyên nhân chính gây ra viêm da trên cơ thể chó mèo. Nếu phát hiện chó mèo bị viêm da bạn nên tẩy giun cho chó càng sớm càng tốt.

4. Nhiễm trùng nấm men

Chó của bạn liếm, cắn, gãi trên cơ thể rất có thể chúng đang bị nhiễm trùng nấm men. Loài vi khuẩn này thích sống trong không gian ẩm ướt, kín như ống tai hoặc giữa các bàn chân.

Nhiễm trùng nấm men có thể do chó bị rối loạn nội tiết hoặc bị dị ứng. Khi chó bị nhiễm trùng nấm men sẽ có các biểu hiện triệu chứng như:
- Thay đổi màu da
- Lắc đầu
- Liếm
- Mùi
- Sưng
- Chảy nước dãi

Để điều trị bệnh nhiễm trùng nấm men bạn có thể áp dụng phương pháp uống thuốc hoặc bôi thuốc cho chó.

5. Viêm nang lông

Chó bị viêm nang lông có các triệu chứng bao gồm bong vảy, vết sưng, lở loét trên bề mặt da. Tình trạng này dễ nhận biết ở các chú chó có lông ngắn.

Điều trị viêm nang lông có thể sử dụng thuốc, sữa tắm.

6. Các vấn đề về nội tiết và chuyển hóa

Da chó bị biến sắc có thể do các vấn đề về trao đổi chất trong cơ thể hoặc nội tiết. Mất cân bằng estrogen hoặc testosterone có thể làm thay đổi màu da và gây rụng lông ở chó.

7. Chó bị khối u trên da

Chó có thể bị ung thư da do tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thường xuyên. Nhưng chú chó và mèo lông ngắn dễ mắc bệnh nhất.

8. Rối loạn miễn dịch

Chó bị rối loạn miễn dịch có thể gây ra nhiễm trùng da hoặc là gây tổn thương mãn tính ở vật nuôi. Bệnh rối loạn miễn dịch có thể gây ra các vấn đề về da và nội tạng của vật nuôi gây tử vong.

9. Ghẻ

Chó bị ghẻ là do bị nhiễm trùng vi khuẩn rối loạn và gây tổn thương cho da khiến chó bị mọc mụn mủ, rụng lông

10. Chốc lở

Bệnh ngoài da này khiến da chó bị mụn mủ, lở loét, mụn nước thường sẽ hình thành ở phần bụng của vật nuôi.

11. Bã nhờn

Chó bị viêm da do tiết bã nhờn gây ra tình tràng da bị bong tróc. Bã nhờn trên da sản sinh da do các vấn đề nội tiết bên trong cơ thể chó gây lên

12. Chó bị rụng lông

Chó bị rụng lông có thể tùy thuộc vào môi trường, thời tiết, khí hậu. Nếu phát hiện chó bị rụng lông nhiều nên đưa đến phòng khám thú y để được chuẩn đoán rõ tình trạng bệnh.

13. Chó bị ve tai

Ve tai có thể gây ảnh hưởng cho chó ở mọi lứa tuổi một chú chó nhiễm ve tai sẽ lắc đầu, gãi tai liên tục. Trong tai có chất nhầy màu đỏ đây là dấu hiệu cho thấy chó của bạn nuôi đang bị nhiễm ve tai

14. Dị ứng môi trường

Chó có thể bị dị ứng môi trường gây ra các vấn đề về da. Chó bị dị ứng môi trường thường là do hít phải bụi, nấm mốc, phấn hoa. Một số trường hợp dị ứng tương tự khác trên cơ thể chó như dị ứng thực phẩm, ...

Trên đây là 14 căn bệnh có thể gây ra các vấn đề về da ở chó mèo. web Nuôi Bò Sát Cảnh rất mong nó sẽ hữu ích với các bạn.