Chó mèo là những loài vật nuôi quen thuộc với người dân Việt Nam và chúng cũng có thể bị giun sán giống như người vậy. Giun sán đi vào cơ thể chó mèo thông qua ăn uống là nhiều do chúng ăn phải thức ăn bên trong có chứa trứng giun hoặc lây giun từ các chú chó khác...
Sán dây đi vào trong cơ thể chó mèo qua việc chó mèo ăn bọ chét, cắn bọ chét trên cơ thể hoặc đuổi bắt các loài động vật khác như chuột.
Giun móc lây truyền qua da bằng cách tiếp xúc với ấu trùng giun móc trong môi trường có ấu trùng.
Chó mèo đang mang thai và cho con bú có thể lấy nhiễm giun sang con qua nhau thai và sữa.
Những loại giun sán được tìm thấy nhiều nhất ở chó mẹ và chó con
Chó mèo bị nhiễm giun sán thường sẽ có những dấu hiệu như tiêu chảy, sút cân, lông thay đổi và hình dáng thay đổi, nôn mửa, nôn ra giun. Các loại giun thường gặp ở chó như là:
- Giun tròn
Đây có lẽ là những con giun phổ biến nhất được nhìn thấy ở mèo. Phần lớn chó mèo con được sinh ra đều nhiễm ấu trùng giun đũa trong cơ thể được truyền từ người mẹ qua nhau thai. Ấu trùng giun đũa cũng có thể được truyền cho chó con khi bú từ sữa mẹ. Giun trưởng thành và phát triển trong đường ruộtvà có thể truyền trứng qua phân và có thể lây bệnh sang các vật nuôi khác khi tiếp xúc với phân có nhiễm giun hoặc trứng giun. Khi trứng giun nở bên trong con mèo của bạn, ấu trùng giun tròn trẻ sẽ được phóng thích bên trong và di chuyển đến phổi. Nếu chó mèo bị nhiễm giun tròn nặng có thể bị tắc nghẽn đường ruột do giun gây ra.
- Sán dây
Sán dây xuất hiện phổ biến ở chó mèo trưởng thành. Chúng truyền sang chó mèo khi chúng ăn bọ chét và đặc biệt là mèo thích săn và ăn động vật hoang dã, động vật gặm nhấm.
Sán dây có thể dài tới 15cm thường có thể nhìn thấy thông qua phân hoặc trực tràng của chó mèo bị nhiễm bệnh. Chó mèo bị nhiễm sán dây sẽ không có biểu hiện nào cụ thể do sán gây lên và triệu chứng thường gặp nhất đó là sụt cân ở vật nuôi khi nhiễm sán dây.
- Giun móc
Giun móc là loại giun hút máu trong cơ thể vật nuôi chúng thường được tìm thấy ở ruột non của chó mèo bị nhiễm bệnh. Giun móc có thể lây truyền từ trong tử cung ở chú chó bị nhiễm bệnh hoặc ấu trùng bị nhiễm phân. Giun móc cũng được truyền qua sữa khi chó mẹ cho con bú. Giun móc thường gây ra bệnh tiêu chảy và gây thiếu máu cho vật nuôi.
Cách tẩy giun cho chó hiệu quả
Lịch tẩy giun cho chó sẽ được thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi của chó và loại giun mà chó mắc phải. Một số loại thuốc tẩy giun thông dụng có tác dụng tẩy được hầu hết các loại giun sán như Drontal, Sanpet, heartgard...
Để đặt và xem chi tiết các loại thuốc tẩy giun cho chó các bạn truy cập link: http://thuyvietnam.com/top-4-thuoc-tay-giun-cho-cho-meo/